Thực trạng nhà ở xã hội tại Bình Dương

Total
2
Shares
Nhà ở xã hội Bình Dương
Nhà ở xã hội Bình Dương

Nhắc đến Bình Dương, hẳn chúng ta thường hay nghĩ đến một thủ phủ công nghiệp với hàng loạt khu công nghiệp với những công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động nhộn nhịp.

Đặc biệt nhất là ban lãnh đạo Tỉnh Bình Dương luôn tạo điều kiện cư trú cho người dân, kể cả dân bản xứ lẫn dân nhập cư, cũng bởi đó, nhà ở xã hội được phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu an cư cho những người lao động có thu nhập dưới mức trung bình, mà thành phần chủ yếu là những người công nhân lao động. Điểm qua quá trình phát triển nhà ở xã hội thời gian vừa qua, đến nay kế hoạch phát triển nhà ở tại Bình Dương đã đạt những điều gì và còn cần khắc phục những điều gì?

Phát triển nhà ở xã hội theo kế hoạch 5 năm

Tỉnh Bình Dương đã đề ra kế hoạch phát triển nhà ở trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến năm 2020, theo đó, tỉnh Bình Dương cần đầu tư 2.002.415m2 diện tích sàn nhà ở xã hội (NOXH) không bao gồm nhà ở công vụ cho cán bộ, công nhân viên chức, nhà ở cho người có công với cách mạng và nhà ở tái định cư.

Tính đến 2019. Toàn tỉnh đạt 65% kế hoạch
Thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm, tính đến nay, tỉnh Bình Dương đã đạt 65% tiến độ kế hoạch. Hơn 86 dự án phát triển nhà ở xã hội với tổng diện tích sử dụng đất lên đến 199,77 ha đã được triển khai trên toàn tỉnh, tương đương với con số 3,9 triệu m2 sàn xây dựng.

Bình Dương phát triển nhà ở xã hội

Đáng chú ý hơn hết là trong tổng số đó có đến 43 dự án thuộc do Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – Công ty cổ phần Becamex IDC xây dựng nhà ở cho công nhân tại địa bàn huyện Bàu Bàng, TX.Bến Cát, Tân Uyên, Thành Phố Thủ Dầu Một với tổng diện tích sàn nhà ở hơn 1,8 triệu m2.

Bên cạnh đó, nhà ở xã hội do các doanh nghiệp khác triển khai đầu tư xây dựng hoàn thành là 250.000m2; Tổng Công ty Becamex IDC đã triển khai khoảng 1.055.850m2 sàn nhà ở. Như vậy, tổng số diện tích Nhà ở xã hội đã được xây dựng tại Bình Dương đạt 1.305.850m2 sàn.

Định hướng xây nhà ở xã hội thời gian tới

Trong năm 2019, Công ty Becamex IDC vẫn tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng 2.623 căn hộ nhà ở xã hội tại phường Định Hòa, Thành Phố Thủ Dầu Một và 660 căn hộ nhà ở xã hội tại khu định cư Việt Sing tại Thị Xã Thuận An. Bên cạnh, Tỉnh Bình Dương cũng sẽ xem xét và ban hành những chính sách hỗ trợ của Nhà nước về huy động vốn, quỹ đất cũng như việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người dân… nhằm để công cuộc phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Khó khăn trong việc triển khai nhà ở xã hội

Nhu cầu quá cao, lượng cung chưa đủ đáp ứng

Theo báo cáo, thì nhu cầu nhà ở của công nhân khu công nghiệp tại Tỉnh Bình Dương tính đến đầu năm 2018 có khoảng 1,2 triệu người và con số này dự kiến sẽ tăng nhanh lên đến 1,7 triệu người trong năm 2020, trong đó hơn 90% là dân nhập cư.
Tuy nhiên, quỹ đất sạch lại ngày càng khan hiếm khiến cho việc các đơn vị triển khai xây dựng nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn.

Nhu cầu mua nhà ở xã hội tăng cao

Thủ tục rườm rà

Nếu như nhà ở thương mại tất cả mọi người đều được mua thì đối với nhà ở xã hội lại khác, người mua phải đủ điều kiện thuộc đối tượng theo luật nhà ở quy định mới được mua và trong quá trình làm thủ tục cũng nhiều công đoạn xác minh dẫn đến khó khăn trong việc tiếp cận.
Chưa kể, thủ tục hành chính trong vấn đề đầu tư xây dựng vẫn còn phức tạp, thời gian chuẩn bị đầu tư, việc bồi thường giải phóng mặt bằng, quá trình giao đất, thời gian thẩm định và phê duyệt quy hoạch dự án vẫn còn kéo dài,…

Thủ tục rườm rà khi mua nhà ở xã hội

Lợi nhuận thấp, doanh nghiệp ngại làm

Nhà ở xã hội được bán ra với giá thấp dưới 17tr.m2 theo quy định của nhà nước, tuy nhiên, giá cả vật liệu, chi phí xây dựng ngày càng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nên nhiều chủ đầu tư vấn ngại đầu tư vào hình thức nhà ở này.

Thu nhập không đủ mua nhà

Về phía người mua: Mặc dù nhà ở xã hội đã được nhà nước hỗ trợ giá bán thấp hơn giá nhà ở thương mại 20%-30%, tuy vậy, do mức thu nhập của người mua nói chung còn rất hạn chế, rất khó khăn trong việc mua nhà ở.

Như vậy, để thực hiện trọn vẹn kế hoạch phát triển 5 năm nhà ở xã hội thì cần sự góp sức chung tay của cả nhà nước, chủ đầu tư và người mua. Hy vọng rằng thời gian tới sẽ có những biện pháp được đề ra có thể khắc phục được những tồn tại trong công cuộc phát triển nhà ở xã hội, không chỉ ở kế hoạch 5 năm mà cả về lâu dài trong tương lai nữa.

Rate this post
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *