Quan niệm từ xưa đến nay của người dân Việt Nam thì xây nhà là một trong 3 việc hệ trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Do đó, nếu như biết cách chọn hướng nhà hợp tuổi 2019 sẽ giúp bạn có được một cái nhìn đúng đắn và từ đó có lựa chọn phù hợp sẽ phát tài, lộc cho gia chủ.
Cách chọn hướng nhà hợp tuổi sẽ giúp bạn gặp nhiều điều may mắn, thịnh vượng trong cuộc sống. Nhà là nơi để trở về sau những giờ làm việc căng thẳng, là nơi vun đắp tình cảm và là nơi gắn bó cả cuộc đời. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn được hướng hợp với sinh mệnh và vận của mình.
Lợi ích của việc xem hướng nhà tốt
Khi xây nhà, gia chủ sẽ xem ngày giờ để đổ móng hoặc xem hướng nhà tốt để gia đình gặp nhiều may mắn. Khi tiến hành xem hướng nhà thì bạn sẽ phải xem tuổi của mình sẽ hợp nhất với hướng nào để đón tài lộc, may mắn về cho gia đình.
Hơn nữa, nếu chọn được hướng phù hợp thì sẽ mang đến nhiều sức khỏe và hạn chế được những hướng không hợp tuổi.
Việc chọn hướng nhà còn ảnh hưởng lớn đến cả cuộc đời cũng như cuộc sống gia đình nên dân gian ta mới có câu: “Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam”
Cách chọn hướng nhà hợp tuổi
- Trong quá trình chọn tuổi xây nhà thì hãy tránh 3 cái hạn lớn, gồm: Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai… Trong năm 2019 thì những tuổi sau có thể động thổ xây nhà:
- Sinh năm: 1943 (Quý Mùi), 1944 (Giáp Thân), 1946 (Bính Tuất), 1950 (Canh Dần), 1952 (Nhâm Thìn), 1995 (Ất Hợi), 1959 (Kỷ Hợi), 1962 (Nhâm Dần), 1968 (Mậu Thân), 1971 (Tân Hợi), 1980 (Canh Thân), 1986 (Bính Dần), 1998 (Mậu Dần)
- Theo quy ước phong thủy thì sẽ có 8 hướng làm nhà, có 4 hướng chính và 4 hướng phụ. Trong đó, chỉ có 4 hướng đem lại tài vận tốt và 4 hướng còn lại sẽ mang đến vận mệnh xấu cho cả gia đình. Dựa vào tuổi của gia chủ để từ đó chọn được hướng mang đến vận mệnh tốt và kiêng những điều không nên phạm phải. Ví dụ như:
Hướng sinh khí
Đây chính là hướng phát phúc, hòa hợp và mang đến sự thăng tiến. Hướng này là hướng tốt nhất trong 8 hướng. Nếu chọn được hướng này sẽ mang đến vượng khí, cát khí tốt, mọi việc đều thuận lợi, hanh thông.
Khi xem hướng nhà thì tuổi của gia chủ cũng sẽ chọn được hướng tốt nhất.
Hướng Thiên y
Hướng nhà này sẽ mang đến cát khí, bình an, hòa hợp và tài lộc
Hướng Diên niên, phục vị
Nếu như không lựa chọn 2 hướng trên thì 2 hướng này cũng tốt khi mang đến vượng khí, tài lộc, bình an, gia đạo yên ấm
Hướng xấu tuyệt mênh
Không nên chọn nhà theo hướng này vì đây là hướng xấu nhất trong 8 hướng. Nếu làm nhà theo hướng này sẽ gặp nhiều điều xấu
Hướng lục sát
Đây là hướng vãng vong, vô cùng xấu nên nếu chọn hướng này sẽ dẫn đến sự chia ly, đứt đoạn, tổn thương, mất mát lớn cho gia chủ, ảnh hưởng xấu đến tương lai
Hướng xấu ngũ quỷ và họa hại
Đây là 2 hướng xấu khi làm những việc quan trọng nên khi chọn hướng nhà cần tránh
Một số lưu ý khi mua nhà cho 12 con giáp mà bạn nên biết để xem xét không gian, thời gian từ đó tránh được những vận hạn và rắc rối không cần thiết tránh suy nghĩ vì đã lựa chọn sai về sau:
Tuổi Tý
- Những năm mua nhà tốt nhất: Sửu, Thân, Thìn
- Năm kỵ: Ngọ, Mùi
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: chính là hướng Đông Bắc (lệch về Bắc), hướng Tây Nam (lệch về Tây), hướng Đông Nam (lệch về Đông)
- Hướng cần tránh: hướng chính Nam, hướng Tây Nam (lệch về Nam)
Tuổi Sửu
- Những năm mua nhà tốt nhất: Tý, Tỵ, Dậu
- Năm kỵ: Mùi, Tuất
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: chính là hướng Bắc, Đông Nam (lệch về Nam), hướng chính hướng chính Tây
- Hướng cần tránh: hướng Tây Nam (lệch về Nam), hướng Tây Bắc ( lệch về Tây)
Tuổi Dần
- Những năm mua nhà tốt nhất: Hợi, Ngọ, Tuất
- Năm kỵ: Thân, Tỵ
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng Tây Bắc (lệch về Bắc), hướng chính Nam, hướng Tây Bắc (lệch về Tây)
- Hướng cần tránh: tránh hướng Tây Nam (lệch về Tây), hướng Đông Nam (lệch về Nam)
Tuổi Mão
- Những năm mua nhà tốt nhất: Tuất, Hợi, Mùi
- Năm kỵ: Dậu, Thìn
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: Tây Bắc (lệch về Tây), hướng Tây Bắc (lệch về Bắc), hướng Tây Nam (lệch về Nam)
- Hướng cần tránh: hướng chính Tây, hướng Đông Nam (lệch về Đông)
Tuổi Thìn
- Những năm mua nhà tốt nhất: Dậu, Thân, Tý
- Năm kỵ: Tuất, Mão
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng chính Tây, hướng Tây Nam (lệch về Tây), chính Bắc
- Hướng cần tránh: Tây Bắc (lệch về Tây), hướng chính Đông
Tuổi Tỵ
- Những năm mua nhà tốt nhất: Thân, Dậu, Sửu
- Năm kỵ: Hợi, Dần
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: Tây Nam (lệch về Tây), chính Tây, hướng Đông Bắc (lệch về Bắc)
- Hướng cần tránh: Tây Bắc (lệch về Bắc), hướng Đông Bắc (lệch về Đông)
Tuổi Ngọ
- Những năm mua nhà tốt nhất: Mùi, Dần, Tuất
- Năm kỵ: Tý, Sửu
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng Tây Nam (lệch về Nam), Đông Bắc (lệch về Đông), Tây Bắc (lệch về Tây)
- Hướng cần tránh: hướng chính Bắc, hướng Đông Bắc (lệch về Bắc)
Tuổi Mùi
- Những năm mua nhà tốt nhất: Ngọ, Hợi, Mão
- Năm kỵ: Sửu, Tý
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng chính Nam, hướng Tây Bắc (lệch về Bắc), hướng chính Đông
- Hướng cần tránh: hướng Đông Bắc (lệch về Bắc), hướng chính Bắc
Tuổi Thân
- Những năm mua nhà tốt nhất: Tỵ, Tý, Thìn
- Năm kỵ: Dần, Hợi
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng Đông Nam (lệch về Nam), hướng chính Bắc, hướng Đông Nam (lệch về Đông).
Tuổi Dậu
- Những năm mua nhà tốt nhất: Thìn, Tỵ, Sửu
- Năm kỵ: Mão, Tuất
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng Đông Nam (lệch về Đông), hướng Đông Nam (lệch về Nam), hướng Đông Bắc (lệch về Bắc)
- Hướng cần tránh: hướng chính Đông, hướng Tây Bắc (lệch về Tây)
Tuổi Tuất
- Những năm mua nhà tốt nhất: Mão, Dần, Ngọ
- Năm kỵ: Thìn, Sửu
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: chính Đông, hướng Đông Bắc (lệch về Đông), chính Nam
- Hướng cần tránh: hướng Đông Nam (lệch về Đông), hướng Đông Bắc (lệch về Bắc)
Tuổi Hợi
- Những năm mua nhà tốt nhất: Dần, Mão, Mùi
- Năm kỵ: Tỵ, Thân
- Hướng nhà tốt nhất mà gia chủ nên chọn: hướng Đông Bắc (lệch về Đông), hướng chính Đông, hướng Tây Nam (lệch về Nam)
- Hướng cần tránh: hướng Đông Nam (lệch về Nam), hướng Tây Nam (lệch về Tây)
Trên đây là bài viết Cách chọn hướng nhà hợp tuổi 2019 mà chúng tôi đã tổng hợp, phân tích và chọn lọc một cách chi tiết nhất đến bạn. Chúc bạn vận dụng thật thành công để chọn được hướng ưng ý nhất!
napoleoncastle.vn – Kinh Doanh & Bất Động Sản
Có an cư mới lạc nghiệp nên việc mua nhà đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người. Xã hội càng hiện đại thì việc chọn chung cư cũng giống như một căn nhà vậy. Theo quan niệm của cha ông ta thì căn hộ chung cư có phù hợp với gia chủ hay không cũng cần biết cách chọn hướng nhà chung cư theo tuổi để sau này có may mắn, sức khỏe và tiền tài cho gia chủ. Cùng tìm hiểu kỹ ở bài sau nhé
Cách chọn hướng nhà chung cư theo tuổi
Mỗi căn nhà chung cư thì yếu tố phong thủy luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Đây là yếu tố thuộc phạm trù trừu tượng gồm nhiều kiến thức thiên văn địa lý, nhân văn đúc kết từ nhiều đời nay và nó cũng đã được minh chứng qua thực tế.
Để nhằm giúp bạn chọn được hướng nhà chung cư theo tuổi để mang đến tiền tài, hạnh phúc, tài lộc thì hướng của căn hộ sẽ được tính theo đúng phong thủy nhất theo hướng cửa ra vào
Cách chọn hướng nhà chung cư theo tuổi được nhiều người áp dụng và phổ biến rộng rãi nhất đó chính là dựa vào Bát Trạch Phong Thủy và sẽ chia năm sinh của mỗi người theo 2 niên mệnh chính là Đông Tứ Mệnh và Tây Tứ Mệnh. Cụ thể như sau:
- Đông tứ mệnh sẽ có 4 hướng tốt như Chấn (hướng Đông), Li (hướng Nam), Tốn (hướng Đông Nam) và Khảm (hướng Bắc), tương ứng với số 1, 3, 4, 9
- Tây tứ mệnh sẽ có 4 hướng tốt như Càn (hướng Tây Bắc), Khôn (hướng Tây Nam), Đoài (hướng Tây) và Cấn (hướng Đông Bắc) tương ứng với số 2, 6, 7, 8
Số 5 thì nam sẽ quy ra số 2, còn nữa sẽ quy ra số 8
Đương nhiên là cách tính niên mệnh cũng sẽ có sự khác nhau và nó phụ thuộc vào năm sinh, cách tính cũng đặc biệt hơn khi có sự khác biệt về giới tính giữa gia chủ là nam hay nữ
Nếu chọn hướng chung cư hãy chọn sướng sinh mệnh rồi sau đó với chọn hướng hợp vận. Nếu như quan tâm đến vận thì sẽ có lúc hưng thịnh, lúc suy yếu nhưng theo mệnh thì nếu gặp vận suy thì cũng không ảnh hưởng lớn lắm.
Để có thể đưa ra quyết định chọn hướng nhà chung cư, sau khi xem tuổi, hướng thì hãy quan sát mặt tiền chung cư nằm đường nào, lối ra chính của tòa nhà rồi hướng ra vào nhiều nhất.
Khi xác định được hướng của toàn bộ chung cư, giờ mới bắt đầu xác định hướng cho căn hộ chung cư. Bạn cũng nên nhớ rằng từ tầng 1 đến tầng 10 thì căn hộ sẽ có hướng giống với căn chung cư. Từ tầng 11 trở lên thì bạn hãy xét thêm hướng đón được nhiều ánh sáng, khí động theo nguyên tắc âm dương, động tĩnh, có thể là hướng mở nhiều cửa sổ, hướng ban công…
Thường thì ai là trụ cột gia đình thì việc chọn hướng chung cư sẽ dựa vào tuổi cung mạng của người đó. Cách tính cụ thể như sau:
Lấy số số cuối của năm sinh dương lịch sẽ tương ứng với năm âm lịch nếu sinh từ 1900 đến 1999. Còn sinh trước năm 1900 hoặc từ 2000 trở về sau sẽ có cách tính khác
Ví dụ cụ thể:
- Nếu sinh năm 1951 thì lấy 2 số cuối là 51
- Lấy 5+1 = 6. Nam thì lấy số 10 trừ 6 còn 4 và số 4 sẽ thuộc Đông tứ mệnh như đã ghi ở trên
- Nếu gia chủ là nữ thì lấy số 5 cộng với 6 ta được 11 thì số 1 sẽ thuộc Đông Tứ Mệnh
Khi xét đến hướng căn nhà có phù hợp mệnh trạch hay không thì người ta sẽ tiến hàng quy ước xét theo nam nếu có cả 2 vợ chồng đều làm chủ căn hộ.
Ngoài yếu tố tuổi tác thì gia chủ cũng nên xét thêm những khía cạnh như:
- Căn hộ có phòng vệ sinh quá gần cửa chính
- Phòng bếp, gian thờ đặt ở chính giữa căn hộ
- Bếp và gian thờ sát với khu vệ sinh
- Sảnh mở bào từ cửa chính quá nhỏ, bí bức
- Khu vệ sinh có cửa mở thẳng ra cửa chính, bếp và phòng khách hay đối diện cửa phòng ngủ
Khi chọn mua căn chung cư thì tầng lầu hợp tuổi của gia chủ cũng sẽ phát tài lộc, thịnh vượng hơn. Chi tiết như ở dưới đây:
- Tuổi Tý: 1, 4, 6, 9, 11, 14 sẽ là tầng đại cát đại lợi còn không thuận là tầng số 3, 5, 8, 10, 13, 15…
- Tuổi Sửu: 2, 5, 7, 10, 12, 15 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 3, 4, 8, 9, 13, 14…
- Tuổi Dần: 1, 3, 6, 8, 11, 13 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 2, 4, 7, 9, 12, 14…
- Tuổi Mão: 1, 3, 6, 8, 11, 13 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 2, 4, 7, 9, 12, 14…
- Tuổi Thìn: tầng số 2, 5, 7, 10, 12, 15 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 3, 4, 8, 9, 13, 14…
- Tuổi Tỵ: 2, 3, 7, 8, 12, 13 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 1, 5, 6, 10, 11, 15…
- Tuổi Ngọ: 2, 3, 7, 8, 12, 13 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 1, 5, 6, 10, 11, 15…
- Tuổi Mùi: 2, 5, 7, 10, 12, 15 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 3, 4, 8, 9, 13, 14…
- Tuổi Thân: 4, 5, 9, 10, 14, 15 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 1, 2, 6, 7, 11, 12…
- Tuổi Dậu: 4, 5, 9, 10, 14, 15 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 1, 2, 6, 7, 11, 12…
- Tuổi Tuất: 2, 5, 7, 10, 12, 15 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 3, 4, 8, 9, 13, 14…
- Tuổi Hợi: 1, 4, 6, 9, 11, 14 là tầng đại cát đại lợi, không thuận là tầng số 3, 5, 8, 10, 13, 15…
Trên đây là bài viết Cách chọn hướng nhà chung cư theo tuổi được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để chia sẻ đến bạn. Hy vọng, đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo bổ ích giúp cho bạn chọn được một căn chung cư hợp lí để sinh hoạt và yên tâm công tác!
Napoleoncastle.vn
Bạn có ý định mua nhà đất thì giá cả sẽ là yếu tố đầu tiên ngay trong đầu của bạn và nó sẽ chi phối quyết định cũng như hành động của bạn. Như vậy, cách định giá nhà đất là yếu tố tiên quyết để bạn xem xét có nên mua hay không. Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết sau đây nhé?
Cách định giá nhà đất chuẩn
Để tiến hành giao dịch thuận lợi, mức giá thỏa thuận giữa 2 bên cần có sự đồng tình, chấp thuận nên cần phải xem xét một cách nghiêm túc, kỹ lưỡng:
Thẩm định giá qua nhiều kênh thông tin
Để có thể xác định giá nhà đất hợp lý, sát với mức trên thị trường thì bạn hãy truy cập vào internet, tìm hiểu qua các cư dân sinh sống xung quanh, những tin rao bán trên mạng. Bạn chỉ cần bỏ ra tầm 30 phút là đã có đầy đủ thông tin mình cần vì khối lượng tin mà mạng internet, báo chí là vô cùng lớn.
Điều quan trọng là bạn nên biết cách chắt lọc thông tin cần thiết và ghi chú lại những địa điểm mà bạn cho là nhà đất đó có giá cố định với mức hợp lí. Cụ thể:
Xác định vị trí
Giá của nhà đất sẽ phụ thuộc vào vị trí mà nó đang sở hữu. Nếu là mặt tiền, mặt đường thì giá sẽ cao hơn hẻm chính, hẻm phụ…
Giá nhà đất
Bảng giá nhà đất sẽ không cố định mà có sự khác nhau tùy thuộc vào tuyến đường, tiện ích của khu đất đó. Để chắc chắn hơn thì bạn hãy tham khảo các công ty bất động sản hoặc ngân hàng gần đó
Phân loại tình trạng nhà đất
Cần xác định đúng tình trạng ngôi nhà đó theo cấp 4, 3, 2, 1, biệt thự cao cấp hay biệt thự… để từ đó có thể đưa ra định giá chuẩn xác nhất.
Hãy tính từ thời điểm xây dựng cho đến khi sửa chữa để định giá được chuẩn nhất
Khảo sát, so sánh
Hãy thử tìm hiểu thông qua nhà, đất đang rao bán trên khu vực của bạn để hỏi giá bán. Việc tìm hiểu cũng rất đơn giản, chỉ cần xem thông tin tầm 3 căn trở lên rồi hãy tiến hành đánh giá và định hía
Nếu như muốn biết kỹ nhất thì hãy hỏi cư dân sống quanh đây. Xem những nhà đất nào tốt nhất rồi ghé xem thế nào, bạn sẽ có được giá cụ thể nhất mà không cần qua mô giới
Sau khi tìm kiếm được thông tin, bạn hãy tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh những căn nhà đã bán và đang rao bán. Khi so sánh hãy bỏ qua những căn nhà có đặc tính khác xa so với căn nhà đất bạn có ý định sở hữu (xa quá hay gần quá thời điểm rao bán, trong tầm 60 ngày thì vẫn còn giá trị nếu thị trường bất động sản không biến động mạnh)
Tiếp đó, hãy đánh giá những ưu thế nổi bật của nhà đất bạn có ý định mua để có thể định giá được ở mức tốt nhất, sát với thị trường mà không bị hớ và thuyết phục với người bán nhà.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá nhà đất
Yếu tố tự nhiên
Bất cứ nhà đất nào trên thị trường bất động sản cũng luôn tồn tại 2 giá trị: vị trí tương đối và vị trí tuyệt đối. Vị trí chính là yếu tố vàng để phân khúc thị trường cũng như giá cả của nhà đất. Nếu như gần trung tâm thì chắc chắn giá sẽ cao hơn vùng ven.
Diện tích, kích thước, địa hình tọa lạc, kến trúc thượng tầng, môi trường xung quanh, tiện lợi, rủ ro của tự nhiên… đều ảnh hưởng lớn tới giá nhà đất.
Bên cạnh đó, yếu tố phong thủy đóng vai trò quan trọng trong khi khách hàng lựa chọn nhà đất để ở và sinh sống.
Yếu tố kinh tế
Giả sử nếu không có ý định ở nữa mà bán lại vẫn có khả năng thu hồi giá cao thì yếu tố kinh tế đóng vai trò lớn trong việc xem xét mua nhà đất,
Sự chuyển động của thị trường bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng tới mức giá của nhà đất
Yếu tố xã hội
Mật độ dân số, các tiện ích nội khu, ngoại khu, vấn đề an ninh, trật tự… cũng ảnh hưởng đến thị trường nhà đất tăng hay giảm
Cách chính sách cũng tác động lớn đến thị trường nhà đất. Cụ thể như chính sách tác động gián tiếp như sự đầu tư của nước ngoài sẽ kích nhu cầu về nhà đất tăng lên ở khu vực đấy. Chính sách tác động tực tiếp như thuế, với những người được cấp đất hay những hoạt động đầu tư trong thị trường bất động sản cũng sẽ ảnh hưởng đến cách xác định giá nhà đất.
Tình trạng pháp lý
Cần có đầy đủ các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và cấp phép xây dựng
Nội thất
Mặc dù không phải ưu tiên hàng đầu khi chọn nhà đất nhưng sự tiện thi sẽ là yếu tố hấp dẫn những người mua nhà dùng cho mục đích sinh hoạt. Đây cũng chính là yếu tố đáng chú ý vì sẽ ảnh hưởng đến việc định giá nhà đất.
Định giá
Đây là khâu quan trọng nhất để đưa ra mức giá phù hợp nhất cho nhà đất. Nếu như thị trường bất động sản đang nóng lên từng ngày thì giá sẽ cao hơn là điều tất yếu. Còn thị trường đang giảm và đóng băng thì hãy nhận định giá lại. Hãy tìm ra những lợi thế về vị trí nhà đất hoặc nắm vào yếu tố này mà xác định giá hợp lí
Để đưa ra được quyết định khách quan nhất, bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia hoặc bạn bè về tính thực tiễn và hợp lí với mức giá mà bạn đã đưa ra. Đừng quên giải thích kỹ về thị trường, ưu điểm cũng như những thuận lợi về nhà đất. Chúc bạn thành công!
Những thay đổi trong luật kinh doanh bất động sản nhằm mục đích phát triển lĩnh vực kinh doanh ngành nghề này trở nên thân thiện hơn, đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc cho cả người mua và người bán. Nếu như không nắm bắt được luật hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và sự thay đổi của nó trong từng giai đoạn thì rất có thể trong quá trình làm việc bạn gặp phải khá nhiều khó khăn, vướng mắc với pháp luật.
Luật kinh doanh bất động sản
Theo như luật mới thay đổi thì chủ đầu tư cần có sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng trong việc bán, cho thuê nhà ở. Trong luật kinh doanh bất động sản đã quy định rất rõ ràng, chủ đầu tư của các dự án xây dựng bất động sản trước khi tiến hành cho thuê, cho mua, cho bán nhà ở được hình thành trong tương lai phải có sự bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, những công ty tài chính được cấp phép hoạt động ở phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Điều luật thứ 56 của luật kinh doanh bất động sản này đã được đề ra và có hiệu lực thực thi. Vì thế, những người trong cuộc phải đảm bảo rằng mình làm đúng theo quy định của nhà nước đã đề ra.
Kinh doanh bất động sản là một trong những hoạt động không thể thiếu của cuộc sống ngày nay. Với nhu cầu sử dụng, giao địch về nhà đất của con người ngày càng tăng thì đương nhiên những hoạt động đó cũng phải đẩy mạnh để đạt được mục đích phục vụ cho cộng đồng. Đây còn là hoạt động mang ý nghĩa rất lớn đối với việc ổn định nơi ở cho cư dân, thúc đẩy thị trường nhà đất phát triển theo đúng chiều hướng tích cực.. Đồng thời, nó mang đến tiện ích để giúp con người ta mua bán nhà đất dễ hơn, tiết kiệm thời gian.
Những thay đổi trong luật kinh doanh bất động sản
Một thay đổi lớn trong luật kinh doanh bất động sản đó là phải đưa việc kinh doanh bất động sản vào khuôn khổ, quy mô. Đồng nghĩa với việc sẽ có những doanh nghiệp cần lực phải thành lập. Căn cứ vào điều 10 của bộ luật thì những người muốn kinh doanh bất động sản phải xây dựng hợp tác xã hoặc thành lập doanh nghiệp. Còn đối với những gia đình cho thuê, mua bán nhà ở, bất động sản với một quy mô nhỏ nhà nước không đòi hỏi họ phải thành lập doanh nghiệp thế nhưng cần phải có sự kê khai đối với nhà nước và thực hiện trách nhiệm nộp thuế. Thường thì thuế chuyển nhượng bất động sản theo như quy định hiện hành sẽ có giá trị bằng 2% giá trị của bất động sản đó trên hợp đồng.
Nếu như trước kia kinh doanh bất động sản khá tự do, số vốn người thực hiện công việc này có thể linh động thì bây giờ trong bộ luật kinh doanh bất động sản đã có một thay đổi đáng lưu ý. Đó là vốn pháp định không thể thấp hơn 20 tỷ đồng. Như đã nói ở trên khi muốn kinh doanh bất động sản đòi hỏi người ta phải thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp này cần phải có số vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng, một con số cao hơn rất nhiều so với 6 tỷ đồng trước kia. Và điều luật này được quy định tại điều số 10 của luật kinh doanh bất động sản, chúng ta có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn.
Vào năm 2014, bộ luật kinh doanh bất động sản đã quy định rằng những người môi giới bất động sản phải thông qua một bài kiểm tra sát hạch về kiến thức môi giới. Điều này đảm bảo rằng họ có đủ năng lực làm việc trong lĩnh vực này. Có đủ kiến thức và bản lĩnh để kết nối giữa người bán và người mua, đảm bảo cho việc mua bán lành mạnh diễn ra. Sau khi trải qua bài sát hạch đó, môi giới bất động sản đủ điểm để qua thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ này sẽ có thời hạn trong vòng 5 năm. Trong một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì nhà nước đòi hỏi phải có tối thiểu là 2 người có chứng chỉ như trên.
Cũng trong những quy định mới thay đổi của luật kinh doanh bất động sản thì người nước ngoài được phép mua và sở hữu nhà ở trên khu vực địa bàn nước Việt Nam. Những người có thể mua nhà ở đây đó chính là những cá nhân có quốc tịch nước ngoài, các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, các chi nhánh quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng hoạt động ở Việt Nam nhưng thuộc một nước khác. Họ được mua, thuê, được thừa kế, được nhận tặng và sở hữu nhiều căn hộ trong một chung cư. Tuy nhiên, không được vượt quá 30% số lượng căn hộ trong chung cư đó.
Kinh doanh bất động sản đang là một hoạt động rất phát triển, phổ biến hiện nay. Với lĩnh vực này không ít người thành công và đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho bản thân mình. Bên cạnh đó, cũng nhờ sự phát triển đó mà người dân được đáp ứng tốt nhất nhu cầu nhà ở để an cư. Rất nhiều khu chung cư mọc lên, mở bán với nhiều chính sách ưu đãi hoàn hảo cho người mua, người thuê.
Luật kinh doanh bất động sản bao gồm 6 chương 82 điều và nó luôn luôn được đổi mới, bổ sung để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Mang tới một thị trường kinh doanh bất động sản lành mạnh, thuận lợi cho người bán người mua.
Khi tìm hiểu về bất động sản, có ý định mua đất làm nhà thì người dân thường quan tâm đến đất nền đầu tiên. Vậy thực chất đất nền là gì? Lý do tại vì sao người Việt ta lại ưa chuộng đất nền và những lưu ý khi mua đất ra sao? Tất cả những nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp, đề cập đến bạn đọc trong bài viết dưới đây. Nếu bạn là một người đang có ý định mua đất, đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Đất nền là gì?
Đất được gọi là đất nền, là những lô đất mà hiện gần chưa có một chút tác động nào từ con người lên nó như là: đào bới, san lấp và hiện trạng của đất hiện vẫn đang được giữ nguyên như ban đầu. Còn đất nền dự án, đây là những lô đất nằm ở trong dự án đã được quy hoạch từ chủ đầu tư và chưa tiến hành xây dựng, vẫn còn đang giữ được cho mình một trạng thái nguyên vẹn của ban đầu.
Theo đó, khi bạn tìm mua đất nền dự án, bạn sẽ được chủ đầu tư dự án cho hưởng các lợi thế trong các khu vực đã quy hoạch một cách rõ ràng, có sự phê duyệt, nằm trong dự án với nhiều tiện ích từ công viên, siêu thị, trường học,… mà phục vụ cho đời sống có một chất lượng tốt nhất.
Lý do người Việt ta ưa chuộng đất nền
Hiện tại, thị trường bất động sản đất nền khá nổi và thu được sự quan tâm đặc biệt từ người mua. Không phải tự nhiên mà lại như vậy, tất cả đều có lý do và dưới đây sẽ là những lý do cơ bản nhất minh chứng cho việc người Việt ta ưa chuộng đất nền.
Quan niệm truyền thống
Đối với người Việt chúng ta, từ xưa đến nay đã có quan niệm rằng “mảnh đấy chính là tài sản có giá trị lớn trong mỗi người” và đất là nơi để ta ở, để phát triển kinh tế. Khi Việt Nam chúng ta luôn coi nông Nông nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu, chủ đạo trong sự phát triển nền kinh tế thì khi này giá trị của một lô đất luôn là vô giá.
Bởi vì đó, người Việt rất coi trọng và ưa chuộng đất nền, việc sở hữu một mảnh đất vẫn còn nguyên vẹn, mình có thể tự ý quyết định sẽ làm gì trên mảnh đất đấy là điều ai cũng muốn.
Việt Nam là nước nông nghiệp
Vì Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp, việc bạn sở hữu cho mình một đất và ngôi nhà gắn liền với nó thì chính là một khẳng định, thể hiện rõ sự thành đạt ở trong cuộc sống. Với tính cách tiết kiệm, người Việt ta luôn lao động và hướng đến việc sau này sẽ tích cóp được tài sản cho cả cuộc sống hiện tại và thế hệ tiền nhiệm.
Với quan điểm như vậy, xu hướng đầu tư của người Việt ta vào bất động sản được ảnh hưởng từ những thế trước và lựa chọn “đất nền chính là phân khúc tốt nhất” cho điều này.
Quyền sử hữu tuyệt đối
Việc bạn sở hữu một căn phòng chung cư hay một ngôi nhà đi thuê nó khác hoàn toàn với một mảnh đất nền và một ngôi nhà chính chủ. Theo đó, sở hữu đất nền cùng với một ngôi nhà, sẽ tạo cho bạn cảm giác mình chính là chủ nhân thực sự trong khối tải sản lớn, có giá trị. Việc đó giúp cho bạn không phải hứng chịu cảm giác, mình đang sử hữu một khối tài sản chung đụng như là căn hộ tập thể.
Ngoài ra, việc bạn đã sở hữu đất nền thì nó là của riêng bạn nên việc sử dụng nó một cách hợp pháp, sẽ do chính bạn tự quyết định. Những công việc bạn có thể làm trên mảnh đất này gồm có: xây dựng nhà để ở, cho thuê, kinh doanh,… luôn sẽ đem lại cho bạn một giá trị bền vững. Trên mảnh đất này, bạn thậm chí cũng có thể đập đi và xây lại theo ý thích của mình, chỉ cần nó phù hợp với mục đích sử dụng.
Giá trị tiềm năng lớn
Các bạn yên tâm nhé, khi đã sở hữu cho mình một mảnh đất nền thì là bạn đang sở hữu một giá trị tiềm năng lớn, bởi với sự phát triển nhanh chóng cùng với tốc độ đô thị hóa hiện này thì đất nền có thể giúp bạn tăng được giá trị một cách nhanh chóng. Nghĩa ra, giá mảnh đất bạn đang sở hữu có thể tăng lên một cách đột biết từ 7 đến 8 lần, so với giá thực hiện tại khi bạn mới mua.
Đặc biệt, nếu như mảnh đất nền bạn đang sở hữu, nằm trong khu vực nhận được sự quan tâm, đầu từ lớn từ những dự án thì bạn sẽ nhận lại một giá trị lớn trong đầu tư đất. Ví dụ như: Đất nằm trong khu vực đặc thù kinh tế ở xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đang có một giá trị lớn về kinh tế cho người dân.
Theo đó, với bất cứ một ai khi đã tham gia và tìm hiểu về đất nền trong việc đầu tư bất động sản, thì đều cơ cơ hội sở hữu một giá trị to lớn. Mặt khác, việc bạn lựa chọn đầu tư vào đất nền thì đó là sự đầu tư có tính an toàn lâu dài, bởi nguồn vốn bỏ ra không quá nhiều, việc tính thanh khoản, giao dịch cũng dễ dàng hơn vì tâm lý ưa chuộng đất liền thổ của người mua.
Đất không tự sinh thêm
Có một thực tế chúng ta đều phải công nhận với nhau, đó là việc đất thì không tư sinh thêm mà con người thì ngày một gia tăng. Chính vì điều này, đất nền ở trong khu vực trọng điểm và đô thị hóa luôn khan hiếm, đắt đỏ. Điều này khiến cho tâm lý của người dân Việt ta luôn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn, mua đất về tích và để dành.
Lưu ý khi mua đất nền
Khi bạn muốn lựa chọn mua một mảnh đất nền, đừng có vội vàng mua mà phải tìm hiểu kỹ lưỡng cũng như nắm vững cho mình các lưu cơ bản nhất. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra một số lưu ý cơ bản, các bạn hãy nhớ để không bỏ tiền đầu tư vào bất động sản một cách uổng phí.
Không mua đất sổ chung
Các bạn lưu ý, khi tìm mua đất nền thì đừng mua đất mà có sổ chung bởi điều này dễ khiến bạn rơi vào tình trạng tranh chấp ở tương lai, nếu xa hơn thì có thể sẽ mất luôn mảnh đất đó nếu như không được giải quyết. Ví dụ như, nếu bạn không thể làm hồ sơ và tách được sổ vì diện tích mảnh đất nền, diện tích của nó quá nhỏ theo đúng với pháp luật đã quy định, người chịu thỏa thuận còn người thì không. Cũng có trường hợp, có thể mảnh đất đấy không thể xác định được vị trí của đất nền nếu mua sổ chung.
Theo đó, tốt nhất khi bạn quyết định mua đất nền thì hãy chọn cho mình một mảnh đất có sổ riêng biệt, một chủ sở hữu để lúc mua mọi thỏa thuận cũng dễ dàng hơn.
Chủ đầu tư
Khi bạn muốn một lô đất nền theo dự án, yếu tố đầu tiên bạn nên quan tâm đến chính là chủ đầu tư, yếu tố này vô cùng quan trọng các bạn nhé. Nếu như bạn mua đất của chủ đầu tư là đơn vị có thành tích tốt, trách nhiệm cao thì việc dự án được hoàn thành cũng chắc chắn hơn rất nhiều.
Đừng bao giờ thấy rẻ mà ham mua bạn nhé, bởi hệ lụy kéo theo nó khá cao: có thể mảnh đất nền đấy nằm trong một dự án khó khăn, là dự án đang chết hoặc không hề có tính khả thi. Việc quan tâm đến chủ đầu quan trọng, ngay cả trong việc bạn mua đất qua môi giới hay là sàn giao dịch địa ốc, để tránh cho bản thân những thiệt hại đáng tiếc.
Giấy tờ rõ ràng
Một yếu tố tiếp theo các bạn cần nhớ, đó là dù trong bất cứ một giao dịch nào, việc phải có giấy tờ rõ ràng, chắc chắn là yếu tố quan trọng và cần thiết không được bỏ qua. Việc này giúp cho bảo vệ quyền lợi cho người mua, giúp bạn chắc chắn hơn về việc sử dụng đất và có thể dễ dàng giữ đất ngay cả lúc mảnh đất có xảy ra tranh chấp và cần có căn cứ để giải quyết.
Nhờ vào tính chất này, khi bạn quyết định mua đất nền thì cần phải yêu cầu với bán bán, yêu cầu họ hãy đưa cho mình những giấy tờ cần thiết liên quan đến mảnh đất đấy là giá trị của lô đất, vị trí của dự án, năng lực của chủ đầu tư, thủ tục pháp lý,…
Trình tự nộp tiền
Các bạn ạ, nếu muốn mua được một lô đất nền với giá gốc, rẻ thì bạn nên mua chính thức từ chủ đầu tư, chứ đừng qua trung gian. Nhưng mua theo cách này, bạn sẽ mất một thời gian khá lâu chờ để lấy được đất, thường sẽ là từ 2 đến 3 năm. Nếu bạn cần mua đất gấp, thì hãy mua qua trung tâm tư vấn và khi bắt đầu ưng mảnh đất thì cần chú ý xem giá cả, những loại giấy tờ liên quan rồi đề nghị bên chủ đầu tư cần cho mình xem bản thiết về mảnh đất gốc.
Vì điều kiện, bạn phải mua đất trả góp thì công đoạn thanh toán sẽ phức tạp hơn. Khi này, bạn cần tìm đến người tư vấn, họ có thể là luật sư những người chuyên về đất đai, giấy tờ nhà đất. Một yếu tố rủi ro khi mua trả góp, đó là việc nó chứa khá nhiều rủi ro khi mà chủ đầu tư không thực hiện theo đúng tiến độ bàn giao đất như thỏa thuận, điều này khiến bạn khó thực hiện khởi kiện được.
Theo đó, khi quyết định mua đất nền, các bạn hãy đọc thật kỹ hợp đồng soạn thảo khi đặt cọc để tránh xảy ra việc có những tranh chấp hoặc là đặt cọc tiền rồi mà lại không tiếp tục được chi trả tài chính tiếp theo để lấy đất. Thực tế, việc để mua được một lô đất nền khá là mất thời gian, công sức và tiền bạc. Nhiều khi các bạn cần phải chấp nhận, mình sẽ bị thiệt thòi khi thực hiện các giao dịch này.
Hồ sơ pháp lý
Lưu ý cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến với bạn đọc, đó chính là việc phải đảm hồ sơ pháp lý cho dự án. Theo đó, trong hồ sơ về lô đất nền bạn muốn mua ở trong dự án, cần có quyết định để giao đất được cấp từ các cấp có thẩm quyền, đã được phê duyệt một cách chi tiết nhất cũng như lô đất đấy có thủ tục giấy tờ đầy đủ.
Để đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình, khi tìm hiểu và mua đất nền thì bạn hãy trực tiếp kiểm tra thật kỹ tất cả thông tin về hồ sơ pháp lý của mảnh đất. Bạn hãy tránh việc mua đất ở trong khu vực giải tỏa của dự án, mảnh đất đấy tốt nhất là đã có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), để tránh cho mình việc xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, trong trường hợp mảnh đất có bị thu hồi dự án, hoặc là công việc gì đấy thì còn được đến bù.
Như vậy, chúng tôi đã trả lời cho bạn đọc xong thông tin câu hỏi đất nền là gì rồi đó. Các bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản, đất nền là khu đất vẫn còn nguyên dạng chưa qua sử dụng. Với những lưu ý khi mua đất mà chúng tôi đưa ra, hi vọng sẽ giúp các bạn biết cách tìm hiểu về đất nền, bỏ tiền ra đúng lúc, đúng chỗ và đúng thời điểm.
Tin liên quan
>>Kinh doanh bất động sản là gì? Làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất?
>>Bất động sản là gì? Những điều bạn chưa biết về lĩnh vực bất động sản
Napoleoncastle-Kinh doanh
Khi làm nhà, mua đất thì bạn sẽ phải nghe rất nhiều đất thổ cư, đất nền, đất nông nghiệp,… họ có một quy định rõ ràng với từng loại đất và quyền hạn mà chúng ta được phép làm việc trên đó. Vậy đất thổ là gì? Chúng tôi sẽ đưa lời giải đáp cho bạn đọc, ở nội dung trong bài viết cùng với những thông tin cơ bản khác về đất thổ cư. Các bạn hãy đọc để hiểu, tránh việc có sự nhầm lẫn về các loại đất cũng như có thể biết được mảnh đất mình đang sở hữu hiện tại, thuộc vào dạng đất nào các bạn nhé.
Đất thổ cư là gì?
Đất thổ cư còn có tên gọi khác là đất phi nông nghiệp, loại đất này chủ sở hữu được phép ở, xây nhà cửa cũng như những công trình xây dựng khác phục vụ chính cho đời sống và xã hội. Đã đã được chuyển đổi từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư, chủ sở hữu không muốn xây dựng nhà ở, muốn dùng đất đấy trong hoa màu, cây ăn quả vẫn được phép chỉ cần người dùng không vi phạm vào quy định nào của pháp luật. Thực tế, quy định này đã được Chính phủ ban hành một cách rõ ràng trong luật Đất đai năm 2013.
Đất thổ cư được chia thành 2 mã như ONT: nghĩa là đất ở nông thôn và ODT đất ở khu đô thị, thành phố. Với diện tích đất am vườn mà nằm ở trong một diện tích nhà ở, cùng với thửa đất của khu dân cư thì diện tích đấy cũng được công nhận thuộc vào danh mục của đất thổ cư.
Người dân muốn chuyển đổi từ nông nghiệp sang đất thổ cư, muốn được pháp luật điều này bắt buộc người sở hữu đất cần phải có đăng ký về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nghĩa là từ đất nông nghiệp sang loại đất phi nông nghiệp, theo đúng với quy định nằm trong luật đất đai mà chính phủ đã đưa ra.
Những lưu ý khi mua đất thổ cư
Nếu bạn đang có ý định mua một mảnh đất thổ cư, nhưng bạn lại không hề có kinh nghiệm thì cần phải đọc ngay những chia sẻ về lưu ý khi mua đất mà chúng tôi chỉ ra sau đây. Thực tế, đã có rất nhiều người quyết định mua đất thổ cư, chỉ vì không nắm rõ về những thủ tục cũng như tính pháp lý đã gặp vô vàn khó khăn, có khi còn bị lừa mất đất một cách trắng trợn mà chẳng thể làm gì.
Theo đó, khi mua đất thì việc đầu tiên bạn nên làm là hãy tìm hiểu về thông tin cũng như tính pháp lý của khu đất. Tính pháp lý ở đây là những giấy tờ có liên quan các vấn đề như: mảnh đất mình sắp mua nó có nằm trong diện tích có quy hoạch và giải tỏa hay không? Mảnh đất có phải đang đang thuộc vào diện cấm được giao dịch, đang trong thời gian đợi để giải quyết các vấn đề tranh chấp hay không.
Tiếp theo, mảnh đất thổ cư mà bạn xác định mua cần phải sổ đỏ (giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất). Sổ đỏ có tính chất quyết định một cách trực tiếp nhất về tính pháp lý cho mảnh đất, nên khi bạn mua đất cần phải có giấy tờ này để tránh tình trạng sẽ gặp các vấn đề rủi ro, nếu có tranh chấp hoặc là thu hồi.
Khi mua đất thổ cư, cần phải có hợp đồng và trong bản hợp đồng này cần phải có tất cả chữ ký của những bên có liên quan. Đây là tính pháp lý, cần thiết mà bạn phải chú ý khi tìm hiểu về mảnh đất thổ cư đó.
Ngoài ra, với những yêu cầu trong tính pháp lý mà chúng tôi đã kể ở trên, thì với kinh nghiệm của những chuyên gia về bất động sản lúc tìm mua đất thổ cư, bạn cũng nên chú ý các vấn đề cơ bản sau: diện tích và vị thế, chọn hướng cho mảnh đất, môi trường sống ở xung quanh và lối vào của mảnh đất chắc chắn sẽ không xảy ra tranh chấp.
Đất thổ cư có được xây nhà không?
Như đã nói ngay ở phần đầu, đất thổ cư thật ra nó là đất ở. Vì yếu tố này, có thể đưa ra một khẳng định chắc chắn rằng đất này bạn có thể dùng và xây nhà lên đấy. Tuy nhiên, việc quan trọng là lúc đưa một quyết định là có mua mảnh đất thổ cơ đó hay không, thì bạn nên nhớ những lưu ý mà chúng tôi đã nêu ở trên. Hãy tìm hiểu thật kỹ về mảnh đất, nó có phải đang nằm trong bất cứ dự án nào hay không?… Tốt nhất trong vấn đề này, các bạn hãy tìm đến gặp sở địa chính, nơi nắm rõ thông tin về khu đất này để xác minh các thông t tin liên quan về khu đất đấy một cách rõ ràng, chính xác nhất.
Hiện tại ở Việt Nam ta, thị trường bất động sản tìm mua đất thổ cư ở khu vực nông thôn, vùng ven đô đang là xu hướng và ngày một “hót”, khi mà giá thành về các căn hộ chung cư giá rẻ mỗi ngày một khan hiếm hơn. Bên cạnh đó, người mua đất thổ cư nhiều hơn, lý do một phần là vì nó có liên quan về chất lượng dịch vụ ở chung cư, khiến cho người dân họ không còn tin tưởng và muốn mua.
Ngoài ra, việc nhiều bất cập ở chung cư giá rẻ ngày càng được bộc lộ ra khiến cho người mua không còn tin tưởng khi mà, quá trình xây dựng dự án thì chậm, chất lượng những công trình không có đảm bảo,… việc này dễ khiến xuất hiện tâm lý e ngại cho người mua. Cũng có nhiều người họ lựa chọn mua các mảnh đất thổ cư, tại vùng nông thôn hay là ngoại ô cũng là vì đã chán nản một cuộc sống xô bồ, đông đúc ở chốn thành thị muốn có cho mình một cuộc sống an nhàn, không khí trong lành của vùng nông thôn. Theo đó, sự lựa chọn này là một lựa chọn hàng đầu mà họ đưa ra.
Giá tiền lên đất thổ cư bao nhiêu?
Chắc chắn có rất nhiều người, khi tìm hiểu về đất thổ cư và muốn mua cho mình một mảnh thì câu hỏi bạn đặt ra sẽ có liên quan về giá thành, không biết nó sẽ được bao nhiêu. Để trả lời cho câu hỏi đó, cũng khá khó bởi nó còn phụ thuộc vào chính vị trí của mảnh đất mà bạn đang sử dụng, nó nằm ở mặt tiền đường chính hay là trong đường hẻm.
Thông thường, có 2 trường hợp tính tiền đất thổ cư phụ thuộc vào việc tính giá lúc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong đó bao gồm:
Trường hợp đầu tiên, diện tích thực hiện mục đích sử dụng nằm trong giới hạn của mức giao đất ở
Trường hợp thứ hai, là diện tích nằm chuyên mục sẽ thực hiện chuyển đổi sử dụng vượt hạn với giao đất ở.
Nếu bạn muốn biết, giá trị thực sự của mảnh đất mà bạn đang sở hữu nó trong trường hợp nào, giá thành khoảng bao nhiêu thì bạn có thể tìm đến sở tài nguyên môi trường của địa phương mình (quận, huyện), nơi mà bạn đang sinh sống để tìm hiểu rõ và cự thể hơn.
Qua thông tin bài viết, các bạn đã hiểu được đất thổ cư là gì rồi đúng không? Với những thông tin trong bài, hi vọng giúp bạn đọc biết được giá trị của mảnh đất mình đang có nó ra sao. Bên cạnh đấy, với nguồn gốc rõ ràng về mảnh đất mà bạn có, bạn có làm nhà, trồng cây hoặc làm việc gì đấy cũng được, chỉ cần đúng với pháp luật đã quy định các bạn nhé.
Napoleoncastle-Kinh doanh
Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp ở Việt Nam được quy định như thế nào? Tất cả nội dung cho những câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết. Hi vọng rằng, với thông tin mà bài viết đưa ra, sẽ giúp các bạn có thể phân biệt và nhìn nhận rõ hơn về mảnh đất mà mình đang sở hữu.
Đất nông nghiệp là gì?
Theo Wikipedia, đất nông nghiệp còn có tên gọi khác là đất trồng trọt hay là đất canh tác ở những vùng, khu vực thích hợp cho hoạt động sản xuất và canh tác nông nghiệp. Ở đó, bao gồm có cả hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Loại đất này chính là một nguồn nhân lực, quan trọng trong hoạt động nông nghiệp.
Theo Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì có quy định, đất nông nghiệp là nhóm đất bao gồm tổng thể tất các loại đất với những đặc tính về sử dụng giống nhau, nó là liệu cho sản xuất và chủ yếu sẽ phục vụ vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong đó, bao gồm có hoạt động chăn nuôi, trồng trọt hoa màu, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản hay khoanh nuôi và tu bổ bảo vệ rừng, thực hiện các nghiên cứu về thí nghiệm của hoạt động lâm nghiệp, nông nghiệp.
Qua nội dung của luật đất đai năm 2013, có vẻ khá khó hiểu đúng không ạ? Vì nghe hơi trừu tượng, nên các bạn thể hiểu nó theo một cách cực đơn giản về đất nông nghiệp nghĩa là đang nói về loại đất được sử dụng phục vụ vào việc trồng trọt và chăn nuôi, trên mảnh đất đấy chúng ta có thể thực hiện các nghiên cứu cũng như thí nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt hoặc là bảo vệ môi trường, đưa ra những sản phẩm cung ứng cho các ngành, công nghiệp và dịch vụ.
Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp nó không chỉ có xuất hiện ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới, nên việc phân loại của nó cũng sẽ phụ thuộc vào những tổ chức nông nghiệp. Theo đó, dựa vào những tiêu chí về phân loại về đất nông nghiệp theo FAO (Tổ chức Nông lương, đơn vị của Liên Hiệp quốc), phân chia đất nông nghiệp sẽ dựa vào những thành cơ bản sau đây:
– Đất canh tác, sẽ gồm các dạng đất để trồng cây hàng năm (như trồng bông, ngũ cốc, khoai tây, dưa hấu, rau). Loại hình này, cũng có bao gồm cả những loại đất sử dụng trong nông nghiệp và hiện đang tạm thời bị bỏ hoang như đất thoái hóa, đất hoang hóa.
– Đất làm vườn cây ăn trái như là những cánh đồng nho hay vườn nho (loại hình đất nông nghiệp này, nó thông dụng ở các nước châu Âu).
– Đất trồng cây lâu năm: đó là mảnh đất được sử dụng để trồng cây ăn quả.
– Đất làm những cánh đồng hay thửa ruộng, các đồng cỏ tự nhiên để phục vụ cho việc chăn thả gia súc.
Đất nông nghiệp còn được đưa ra, dựa vào việc sử dụng những hệ thống tưới tiêu từ nhân tạo và chia thành đất không tưới tiêu (thường xuyên), đất có tưới tiêu. Ở những nước có khí hậu khô hạn, đất trong tình trạng khô hạn, bán khô hạn thì đất nông nghiệp thường sẽ được chia và giới hạn ở phạm vi của đất tưới tiêu.
Đất nông nghiệp thực tế, nó chỉ là một phần ở trong lãnh thổ của mỗi quốc gia và trong đấy, nó gồm có cả khu vực không hề thích hợp với nông nghiệp như: núi, rừng và các vùng nội địa. Theo đó, hiện tại thì đất nông nghiệp đang chiếm 38% diện tích của đất trên thế giới.
Đây là nội dung về quy định của đất nông nghiệp trên thế giới được đưa ra, trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc về nội dung của đất nông nghiệp ở Việt Nam.
Đất nông nghiệp tại Việt Nam
Như đã nói, ở Việt Nam thì đất nông nghiệp có định nghĩa là loại đất được đưa vào sử dụng có mục đích trong hoạt động sản xuất và nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm về lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, mục đích trong việc bảo vệ phát triển rừng, làm muối. Đất nông nghiệp có chia nhỏ thành các dạng đất sau đây:
Đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp: Loại đất này được đưa vào sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp, có nghĩa là đất đấy sẽ trồng được những hàng năm, cây trồng lâu năm.
Đất lâm nghiệp gồm có: Đất có rừng tự nhiên, đất này có rừng trồng, cũng có thể đất khoanh nuôi khôi phục cho rừng (đây là đất đã giao, đất cho thuê khoanh nuôi, đất bảo vệ với mục đích phù hồi rừng với hình thức chính là tự nhiên), đất để rừng được trồng mới (đất cho thuê trồng rừng, đất đã giao, đất có những cây rừng mới trồng lên mà chưa đạt vào tiêu chuẩn của rừng). Đất lâm nghiệp còn phụ thuộc vào cả rừng lâm nghiệp, chia nhỏ thành đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thủy sản: Loại đất này được xếp vào dạng phục vụ chuyên đến mục đích nuôi và trồng thủy sản, nó gồm có đất nuôi trồng ở nước mặn, nước lợ và cả đất chuyên trong nuôi trồng nước ngọt.
Đất làm muối: Đây là những loại đất ở các thửa ruộng, đưa vào phục vụ cho mục đích sản xuất làm muối.
Đất nông nghiệp khác: Đây là loại đất ở vùng nông thôn, được phục vụ vào mục đích sử dụng có thể xây dựng nhà kính (đấy là vườn ươm), các loại nhà khác với mục đích phục vụ trong trồng trọt, nó bao gồm cả hình thức, không có sự trồng trọt mà không được sử dụng trực tiếp ở trên đất. Khu đất đấy có thể xây dựng được chuồng trại phục vụ cho hoạt động chăn nuôi gia cầm, gia súc rồi những loại động vật khách theo đúng với quy định pháp luật. Đất dùng cho việc xây dựng các trạm, trại phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và thí nghiệm trong nông nghiệp, diêm nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, cơ sở để ươm tạo cây giống và con giống. Đất nông nghiệp cũng được đưa vào việc xây dựng nhà kho, rồi nhà của hộ gia đình, của cá nhân để có thể chứa thuốc bảo vệ thực vật, nông sản, máy móc, phân bón và công cụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trên đây là những thông tin cơ bản, để chúng tôi trả lời cho bạn đọc câu hỏi đất nông nghiệp là gì? Với các loại đất cơ bản được chia ra, hi vọng sẽ giúp mọi người xác định được loại đất mình đang sở hữu, thuộc vào dạng đất nào, cũng như biết cách sử dụng nó sao cho hợp lý.
Napoleoncastle-Kinh doanh
Đất phi nông nghiệp là gì? Quy định chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở ra sao? Tất cả nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết. Hy vọng với những gì đưa ra, giúp bạn đọc biết cách nhìn nhận mảnh đất mình đang sở hữu, muốn mua tốt hơn hay đơn giản là biết cách sử dụng đất đúng với mục đích.
Đất phi nông nghiệp là gì?
Tin liên quan:
>>Bất động sản là gì? Những điều bạn chưa biết về lĩnh vực bất động sản
>>Kinh doanh bất động sản là gì? Làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất?
Đất phi nông nghiệp là tên gọi của những loại đất không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp như: đất để trồng cây hàng năm, đất sản xuất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác.
Đất nông nghiệp khác sẽ gồm có: đất sử dụng để xây nhà kính, các loại nhà khác để phục vụ cho mục đích trồng trọt và hình thức trồng trọt không được thực hiện trực tiếp lên đất cũng được tính, đất để xây dựng hệ thống chuồng trại phục vụ cho việc chăn nuôi gia cầm, gia súc và các loại động vật theo pháp luật cho phép, đất để chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản phục vụ với mục đích học tập rồi nghiên cứu thí nghiệm, đất để ươm tạo con giống, cây giống và đất để trồng hoa cây cảnh.
- Những nhóm đất phi nông nghiệp bạn nên biết:
- Đất ở gồm có đất ở tại khu vực nông thôn và thành thị
- Đất được phục vụ xây dựng lên trụ sở cơ quan
- Đất được đưa vào phục vụ cho mục đích an ninh và quốc phòng
Đất được sử dụng để xây dựng các công trình sự nghiệp như: đất cho xây dựng trụ sở của các tổ chức sự nghiệp, đất cho xây dựng lên các cơ sở văn hóa, y tế, xã hội, thể dục và thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công trình ngoại giao, công trình sự nghiệp khác
Đất phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phi nông nghiệp như: đất xây dựng khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đất xây dựng khu chế xuất, đất phục vụ hoạt động thương mại và dịch vụ, đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất sử dụng vào hoạt động khoáng sản, đất cho sản xuất về vật liệu xây dựng và làm đồ gốm
Đất được đưa vào sử dụng trong mục đích công cộng gồm có đất giao thông (đất ở cảng hàng không sân bay, đất ở cảng thủy nội địa, đất cảng hàng hải, đất hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt và những công trình giao thông khác), đất thủy lợi, đất cho những di tích lịch sử và văn hóa, đất có các danh lam thắng cảnh, đất phục vụ cho hoạt động cộng đồng và khu vui chơi giải trí công cộng, đất xây dựng công trình năng lượng, đất xây dựng công trình bưu chính và viễn thông, đất làm chợ, đất xây dựng bãi thải và xử lý chất thải, đất phục vụ cho những công trình công cộng khác
– Đất xây dựng các cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng
– Đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa, làm nhà tang lễ và nhà hỏa táng
– Đất sông, ngòi, kênh và rạch rồi suối, mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác như đất để làm nhà nghỉ, các lán và trại cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, đất phục vụ cho việc xây dựng kho và làm nhà chứa nông sản, rồi thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, phân bón, các công cụ sẽ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất xây dựng công trình khác mà người sử dụng mảnh đất đấy không dùng cho mục đích kinh doanh, công trình đấy không có gắn liền với đất ở.
Việc phân loại đất phi nông nghiệp này, được dựa vào căn cứ pháp lý tại khoản 2 của điều 10 ở Luật đất đai năm 2013.
Quy định chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở
Nếu như bạn đang có ý định chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở, nhưng lại không biết nó có những quy định nào? Cũng như phải đóng tiền thuế cho việc sử dụng đất ra sao. Hãy tham khảo nội dung sau đây mà chúng tôi nêu ra, về việc thu tiền.
Trường hợp nếu bạn đang sử dụng đất phi nông nghiệp và được Nhà nước công nhận về quyền sử dụng đất, có thời hạn về sử dụng ổn định và lâu dài từ trước ngày 1/7/2014 và đất này không thuộc vào đối tượng là đất được Nhà nước quyết định cho thuê hoặc là giao, thì khi thực hiện việc chuyển đổi sang mục đích của đất ở thì sẽ không phải đóng tiền cho hoạt động sử dụng đất.
Trường hợp bạn sử dụng đất phi nông nghiệp có hình thực mà Nhà nước đã giao đất, có thu tiền sử dụng đất từ trước ngày 1/7/2014, khi bạn được quyền chuyển mục đích sang đất ở thì số tiền bị thu cho việc sử dụng đất sẽ bằng với sự chênh lệch của tiền sử dụng đất, được tính theo giá đất ở cùng với số tiền sử dụng đất đã được tính theo với giá của đất phi nông nghiệp trong thời hạn sử dụng còn lại của đất, tính đến thời điểm có quyết định cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng mà cơ quan của nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp mà đất bạn đang sử dụng, được Nhà nước cho thuê là đất phi nông nghiệp chứ đấy không phải là đất ở có hình thức trả tiền một lần thuê đất cho cả thời gian thuê, nếu được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, nghĩa là chuyển từ thuê sang giao đất, lúc này tiền phải nộp cho hoạt động sử dụng sẽ bằng với mức chênh lệch, về tiền sử dụng đất đã tính theo giá của đất ở và trừ đi tiền thuê đất đã nộp một lần và tính theo giá của đất phi nông nghiệp, trong thời hạn sử dụng còn lại của đất tính đến thời điểm đã quyết định về mục đích chuyển đổi từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp bạn đang sử dụng đất phi nông nghiệp và đất này không phải là đất trong hình thức được Nhà nước cho thuê, thực hiện việc trả tiền thuê hàng năm thì sẽ bị thu tiền về sử dụng đất bằng với 100% tiền sử dụng của đất, được tính theo giá đất trong thời điểm nhận được quyết định về việc cho phép thực hiện mục đích chuyển đổi từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để hiểu rõ hơn về việc thu tiền sử dụng đất, theo những quy định trong luật đất đai, các bạn có thể tham khảo thêm trong Khoản 2, Điều 2 của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 mà Chính phủ ban hành.
Qua nội dung bài viết, các bạn đã hiểu đất phi nông nghiệp là gì rồi chứ ạ? Với thông tin về quy định thu tiền chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở, hy vọng sẽ giúp các bạn biết cách sử dụng đất, đóng thuế và cần phải làm sao nếu như muốn chuyển đổi đất phi nông nghiệp mình đang có để sang đất ở.
Napoleoncastle-Kinh doanh
Thủ tục sang tên sổ đỏ hay còn gọi là thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Loại thủ tục này được áp dụng đối với tất cả các trường hợp như nhà thổ cư hoặc nhà chung cư cao tầng.
Khi chuyển nhượng cần sử dụng một mảnh đất từ người này cho người khác sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. Đây cũng là một điều rất cần thiết để bảo vệ và quyền lợi hợp pháp đồng thời tránh những rủi ro hoặc tranh chấp không đáng có liên quan đến quyền sử dụng đất.
Thủ tục sang tên sổ đỏ hay còn được gọi là thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Để các bạn có thể rút ngắn được thời gian sang tên sổ đỏ chúng tôi sẽ cung cấp những thông tiên liên quan đến các bước sang tên sổ đỏ trong bài viết sau đây:
Bước 1: Lập hợp đồng chuyển nhượng và công chứng
Theo quy định trong Luật đất 2013, hợp đồng sang tên sổ đỏ bắt buộc phải được công chứng bởi chính quyền địa phương. Chính vì thế, người chuyển nhượng đất và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải lập một bản hợp đồng và đến cơ quan chính quyền địa phương để công chứng hợp đồng.Theo khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng 2014, thì bạn sẽ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với những loại giấy tờ cần thiết sau đây:
- Yêu cầu công chứng (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản dự thảo hợp đồng giao dịch chuyển nhượng đất
- Bản sao sổ hộ khẩu thường chú của cả 2 bên
- Giấy tờ tùy thân (có thể là thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc CMND)
Giấy đăng ký kết hôn đối với những trường hợp đã lập gia đình và giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân;
Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ theo thông tư 08/2012/TTLT-BTC-BTP để xác định lệ phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất. Nếu hợp đồng chuyển nhượng đất có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng thì mức phí chuyển nhượng sẽ là 0.1%; nếu hợp đồng có giá trị từ 1 đến dưới 3 tỉ đồng sẽ có mức phí chuyển nhượng là 0.06% phần giá trị vượt quá 1 tỉ đồng cộng thêm 1.000.000 đồng. Như vậy bạn có thể tự tính được phí công chứng thủ tục sang tên sổ sổ dựa vào giá trị của hợp đồng hoặc giá trị của tài sản thực hiện giao dịch chuyển nhượng.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính tại UBND huyện nơi có nhà, đất chuyển nhượng
Khi kê khai nghĩa vụ tài chính tại ủy ban Nhân Dân huyện nơi có nhà đất được chuyển nhượng thì cả bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng đều cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm những giấy tờ cần thiết sau đây:
- Tờ khai thuế trước bạ nhà đất;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất;
- Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đất đã được chính quyền công chứng;
- Bản sao sổ hộ khẩu và giấy CMND của cả hai bên;
Trong đó, mức thuế trước bạ và thuế thu nhập cá nhân sẽ phải nộp theo những quy định sau đây:
Thuế trước bạ: Theo Nghị định 140/2016/NĐ-CP, thuế trước bạ sẽ được tính bằng công thức: Thuế trước bạ = hệ số tính thuế trước bạ x giá trị của nhà đất. Hệ số tính thuế trước bạ theo quy định hiện nay là 0.5%. Đối với những trường hợp được thừa kế hoặc được tặng thì sẽ không phải đóng thuế trước bạ nhưng cần phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh cho việc tặng và thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.
Thuế thu nhập cá nhân: theo Luật thuế thu nhập cá nhân hiện nay, khi mua bán, chuyển nhượng đất sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân tương đương với 2% giá trị của hợp đồng, đúng theo quy định thì người bán hoặc chuyển nhượng sẽ là người phải đóng khoản phí này. Tuy nhiên trên thực tế, cả 2 bên có thể thỏa thuận xem ai sẽ là người phải đóng khoản thuế này.
Khi là thủ tục sang tên sổ đỏ, người bán sẽ phải đóng thêm một số khoản lệ phí
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên tại UBND huyện nơi có nhà, đất
Làm thủ tục sang tên sổ đỏ sẽ cần phải nộp hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại ủy ban Nhân dân huyện nơi có nhà đất cần phải chuẩn bị tất cả những loại giấy tờ quan trọng sau đây:
- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo mẫu);
- Chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu của người được nhận chuyển nhượng;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng đất;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng;
- Bản sao chứng thực các loại giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền với mảnh đất được chuyển nhượng (nếu mảnh đất này có tài sản kèm theo và được yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu đó);
- Bản sao tất cả những giấy tờ có liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về mặt đất đai theo đúng quy định của pháp luật (nếu có);
- Văn bản ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ hoặc nhận giấy chứng nhận (nếu có);
Khi nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ thì người sang tên sẽ phải đóng thêm một số khoản lệ phí khác như: lệ phí cấp sổ đỏ, lệ phí thẩm định, lệ phí địa chính… Hiện nay, thời gian làm thủ tục sang tên sổ đỏ đã được rút ngắn hơn rất nhiều so với trước kia, tối đa chỉ có 15 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận hồ sơ (Thời gian này được căn cứ theo nghị định 01/2017/NĐ-CP).
Trong đó: Lệ phí địa chính sẽ do từng địa phương quyết định và lệ phí thẩm định sẽ căn cứ vào pháp lý của từng địa phương.
Những vấn đề khó khăn mà bạn có thể gặp phải khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ
- Sẽ rất khó để bạn có thể kiểm soát được các loại giấy tờ cần thiết và gì sai sót không;
- Không biết kê khai thuế như thế nào, nộp hồ sơ và đóng thuế ở đâu;
- Mất nhiều thời gian đi lại nhưng hồ sơ vẫn có nhiều sai sót nên bị trả về;
- Tốn kém nhiều khoản chi phí không đáng có;
Trên đây là những thông tin chi tiết hướng dẫn bạn đọc các sang tên sổ đỏ (chuyển nhượng quyền sử dụng đất). Với bài viết này, các bạn sẽ biết được cách thức, quy trình, hồ sơ, những giấy tờ cần thiết, thủ tục và các loại phí, thuế theo quy định mới nhất của pháp luật.
napoleoncastle.vn – kinh doanh& bất động sản
Chúng ta thường nghe về khái niệm bất động sản, những thủ thuật để kinh doanh thành công lĩnh vực này nhưng lại chưa thực sự hiểu bất động sản là gì, có mấy loại bất động sản….Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho các bạn những kiến thức cần thiết, hữu ích.
Bất động sản là gì?
Bất động sản là tài sản, đất đai, tòa nhà, quyền không quân trên đất và quyền sư dụng dưới đất. Thuật ngữ bất động sản có nghĩa là những tài sản thuộc phạm vi khu đất, có thể là cố định hay không cố định.
Những thứ gắn liền trên đất như ruộng đồng, mùa màng mà chưa thu hoạch, trái cây chưa hái khỏi cây mà vẫn nằm trên diện tích đất thì đều được gọi là bất động sản. Mỗi một quốc gia sẽ có một quy định chi tiết hơn về bất động sản.
Các loại bất động sản
Bất động sản cũng chia ra thành nhiều loại khác nhau để dễ nhận biết cũng như có thể quản lý dễ dàng. Có bốn loại bất động sản:
Bất động sản khu dân cư bao gồm cả xây dựng mới và nhà bán lại. Các loại phổ biến nhất là nhà của một gia đình hay còn được gọi là căn hộ. Ngoài ra còn có chung cư cao tầng, cao ốc, townhouses,, nhà có giá trị cao và nhà nghỉ.
Bất động sản thương mại bao gồm các trung tâm mua sắm và trung tâm thương mại, tòa nhà y tế và giáo dục, khách sạn và văn phòng. Các tòa nhà chung cư thường được coi là thương mại, mặc dù chúng được sử dụng cho nhà ở nhưng lại có hình thức giao dịch kinh doanh. Người sở hữu chúng sẽ bán hoặc cho thuê để tạo ra thu nhập.
Bất động sản công nghiệp bao gồm các tòa nhà sản xuất và tài sản, cũng như nhà kho. Các tòa nhà có thể được sử dụng để nghiên cứu, sản xuất, lưu trữ và phân phối hàng hóa. Một số tòa nhà phân phối hàng hóa được coi là bất động sản thương mại. Việc phân loại là quan trọng bởi vì việc phân vùng, xây dựng và bán hàng được xử lý khác nhau.
Đất đai bao gồm đất trống, trang trại và trại chăn nuôi. Các tiểu thể loại trong phạm vi đất trống bao gồm phát triển sớm, tái phát triển hoặc tái sử dụng, phân khu và lắp ráp trang web. Dưới đây là thông tin thêm về Giao dịch nhà môi giới đất đai.
Các hoạt động kinh doanh của ngành bất động sản
Kinh doanh bất động sản đang là một hình thức làm giàu được giới trẻ vô cùng yêu thích. Rât nhiều người cho rằng kinh doanh bất động sản là con đường làm giàu nhanh chóng, chỉ cần có kiến thức và hiểu bất động sản là gì, đặc điểm của lĩnh vực này,…Chính vì thế mà ngày nay, không chỉ có những người theo đuổi trường học về kinh doanh bắt tay vào nghề này mà cả những bạn sinh viên mới tốt nghiệp nhiều chuyên ngành khác cũng tham gia hoạt động.
Một trong những ý tưởng kinh doanh bất động sản lâu đời nhất là trở thành chủ của căn hộ, ngôi nhà nào đó và cho thuê lâu dài. Bằng cách sở hữu một tài sản và cho thuê nó, bạn có thể kiếm tiền theo hai cách khác nhau: Thông qua dòng tiền mà bạn sẽ nhận được dưới hình thức thuê mỗi tháng. Thông qua sự đánh giá cao về vốn chủ sở hữu của tài sản theo thời gian. Bạn nhận ra những lợi ích này khi bán tài sản.
Trong thời hiện đại hơn, bất động sản đã tạo ra nhiều triệu phú và tỷ phú trên toàn thế giới. Ví dụ, nhà triệu phú đầu tiên của Mỹ, John Jacob Astor, đã mua một phần đất khổng lồ trong và xung quanh thành phố New York vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Astor sau đó sẽ thuê đất cho các nhà phát triển, những người sẽ xây dựng trên nó. Vào thời điểm ông qua đời, ông là người giàu nhất nước Mỹ.
Một trong những ý tưởng kinh doanh bất động sản cao cấp nhất, đã được phổ biến bởi một số chương trình truyền hình trong vài năm qua. Bất động sản liên quan đến việc mua một ngôi nhà chưa hoàn thiện, hay bị bỏ dở, sửa chữa và hiện đại hóa nó và sau đó bán nó cho người khác để kiếm một nguồn lợi nhuận lớn, thường là bán cho một người mua lẻ để sử dụng.
Không phải tất cả các ý tưởng kinh doanh bất động sản đều phải làm trực tiếp với chính các tài sản đó. Một số ví dụ, chẳng hạn như là một nhiếp ảnh gia bất động sản, liên quan đến việc tiếp thị tài sản. Các nhiếp ảnh gia bất động sản chụp ảnh nhà cho người bán hoặc chủ nhà sau đó được đăng trực tuyến như là một phần của tài liệu bán hàng.
Là một nhiếp ảnh gia bất động sản, giờ của bạn phần lớn được xác định bởi số lượng và kích cỡ nhà bạn phải chụp trong một ngày nhất định. Những ngôi nhà lớn hơn cần nhiều ảnh hơn và do đó cần nhiều thời gian hơn. Nhiều nhiếp ảnh gia bất động sản chọn để căn cứ vào kinh doanh của họ trong nhà của họ, mặc dù hầu hết các công việc thực tế sẽ được thực hiện tại địa điểm tại các tài sản được chụp ảnh.
Kinh doanh bất động sản còn là việc bạn sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào mua bán, trao đổi nhà cửa, các căn hộ, cho thuê, cho thuê lại. Chỉ cần bạn có một nguồn vốn nhất định thì khi bất động sản chính là một nguồn đầu tư chính đáng, hiệu quả.
Tin liên quan:
Đầu tư là gì? Bạn hiểu gì về vốn đầu tư?
Kinh doanh bất động sản là gì? Làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất?
Kết luận
Trên đây là những điều chúng ta cần biêt để hiểu bất động sản là gì, các hoạt động kinh doanh bất động sản cũng như các loại bất động sản cơ bản nhất. Nếu bạn tham gia vào lĩnh vực này cần bổ sung, trau dồi nhiều hơn các kiến thức liên quan.